Nha Trang 100 năm: Từ vùng đất hoang sơ đến đô thị phồn vinh, đáng sống
Trong phiên "Ask Me Anything" trên Reddit, CEO Sam Altman cho biết OpenAI đang "đi ngược lại lịch sử" khi xem xét khả năng công khai các nghiên cứu AI của mình. Ông bày tỏ sự ủng hộ đối với ý tưởng này và cho biết đây là một chủ đề đang được thảo luận nội bộ tại OpenAI.Ông Sam Altman nói: "Cá nhân tôi nghĩ rằng chúng ta đã đi sai hướng trong lịch sử và cần tìm ra một chiến lược nguồn mở khác". Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng không phải tất cả thành viên của OpenAI đều đồng tình với quan điểm này và đây không phải là ưu tiên hàng đầu của công ty vào thời điểm hiện tại.Sự thay đổi suy nghĩ tại OpenAI diễn ra trong bối cảnh công ty này đang chịu sức ép mạnh mẽ đến từ công ty AI mới nổi của Trung Quốc là DeepSeek. DeepSeek đã thu hút sự chú ý gần đây với chatbot AI R1 hứa hẹn có chi phí thấp và hiệu suất cao. DeepSeek tuyên bố dự án của họ là "nguồn mở" và hướng đến cộng đồng, điều này trái ngược với các giải pháp đóng của OpenAI và Google.Mô hình nguồn mở cho phép các lập trình viên công khai mã nguồn phần mềm của họ thay vì chỉ cung cấp chương trình đã được biên dịch sẵn. Điều này tạo ra một sự mâu thuẫn với mục tiêu theo đuổi doanh thu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các công ty tư nhân. Các công ty như Meta, DeepSeek và Mistral (công ty AI của Pháp) đang cố gắng tạo ra sự khác biệt bằng cách cho phép các nhà phát triển truy cập miễn phí vào hoạt động bên trong công cụ AI của họ.Khi một thành viên trên Reddit hỏi Sam Altman liệu DeepSeek có ảnh hưởng đến kế hoạch của OpenAI trong tương lai hay không, ông đã nhận xét: "Đây là một mô hình rất tốt". Ông cũng cho biết OpenAI sẽ phát triển những mô hình tốt hơn nhưng không thể duy trì vị thế dẫn đầu như trong những năm trước.Sở GTVT TP.HCM khẩn trình UBND TP đề án xây dựng 10 tuyến metro
Mẫu tai nghe HMD Amped Buds đi kèm với hộp sạc tích hợp pin 1.600 mAh hỗ trợ không dây ngược, mang đến khả năng sạc ngược không dây cho smartphone. Sản phẩm không chỉ nổi bật với chất lượng âm thanh tuyệt vời mà còn trang bị công nghệ chống ồn chủ động (ANC) và chống ồn điện tử (ENC).Hộp sạc của tai nghe không chỉ đơn thuần là nơi lưu trữ mà còn hoạt động như một pin di động cho phép sạc không dây cho các smartphone hỗ trợ Qi2 và MagSafe, bao gồm cả HMD Skyline và iPhone. Điều này đạt được nhờ thỏi pin dung lượng 1.600 mAh trên sản phẩm.HMD Amped Buds có trọng lượng 80 gram và độ dày chỉ 14 mm được làm từ hợp kim nhôm với lớp hoàn thiện mờ mang lại vẻ ngoài sang trọng. Sản phẩm có 3 màu sắc: đen, lục lam và hồng. Tai nghe đạt tiêu chuẩn chống nước IP54, trong khi hộp sạc chống bụi theo tiêu chuẩn IPX4 cho phép sử dụng an toàn ngay cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.Theo ghi nhận từ trang công nghệ The Verge, HMD Amped Buds có thiết kế ấn tượng. Hộp sạc không chỉ có thể sạc smartphone qua cáp USB-C mà còn có khả năng sạc tai nghe hơn 10 lần và phát nhạc liên tục tới 95 giờ.Theo HMD, dung lượng pin của hộp sạc lớn hơn khoảng 300% so với các tai nghe không dây cạnh tranh. Đặc biệt, với iPhone 16, hộp sạc có thể cung cấp năng lượng từ 0% lên tới 20% và có thể sạc tới 24% khi sử dụng sạc có dây.Cũng theo nhận định của The Verge, đây là một khái niệm thông minh. Khi mà nhiều người đã quen với việc mang theo tai nghe, họ cũng có một cục pin dự phòng giúp sạc khẩn cấp năng lượng khi pin điện thoại yếu.Đối với giá bán, HMD Amped Buds được chào bán ở mức 199 EUR tại thị trường châu Âu. Tính sẵn có cũng như giá bán của tai nghe ở các thị trường khác sẽ được HMD công bố sau.
Apple sắp đạt thỏa thuận đưa ChatGPT lên iPhone
Trước thắc mắc trên, thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết: Chủng cúm A và B là nguyên nhân chủ yếu gây ra các đợt dịch hoặc đại dịch cúm. Virus cúm biến đổi nên hằng năm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ đưa ra dự báo về các loại virus cúm chủ yếu có thể gây ra dịch cúm năm kế tiếp, đó là cơ sở để sản xuất vắc xin phòng bệnh cúm hằng năm. Hơn thế nữa, miễn dịch bảo vệ của vắc xin cúm chỉ kéo dài khoảng 1 năm. Vì vậy, để được bảo vệ tốt nhất bạn cần tiêm cúm nhắc lại mỗi năm.Tùy theo cơ địa của mỗi người và sự phù hợp của chủng cúm lưu hành so với vắc xin được tiêm mà người đã tiêm vắc xin có thể vẫn bị nhiễm cúm tuy nhiên tỷ lệ bị cúm và bị các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp sẽ giảm đi rất nhiều so với người không tiêm vắc xin.Khoảng 2 tuần sau khi tiêm, vắc xin phòng cúm sẽ giúp cơ thể tạo ra kháng thể bảo vệ bởi những chủng virus có trong vắc xin. Trước thời điểm này bạn vẫn có nguy cơ nhiễm cúm.Tiêm vắc xin phòng Covid-19 sẽ không giúp cơ thể bảo vệ khỏi bệnh cúm và ngược lại, tiêm vắc xin phòng cúm sẽ không giúp bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19.Bác sĩ Hiền Minh cho biết, so với người chưa tiêm, người đã tiêm vắc xin cúm có những lợi ích sau:Bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho chuyên mục Bác sĩ 24/7 bằng hình thức nhập bình luận bên dưới bài hoặc gửi qua email: suckhoethanhnien247@gmail.com.Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia... để trả lời cho bạn đọc.
Ông Tunku Ismail Idris, cũng là chủ sở hữu đội bóng Johor Darul Ta'zim nổi tiếng nhất Malaysia, từng có thời gian ngắn làm Chủ tịch FAM từ năm 2017 đến 2018, trước khi nhường chỗ cho vị chủ tịch hiện nay ông Hamidin Mohd Amin.Sau khi AFF Cup 2024 kết thúc, chứng kiến đội tuyển Malaysia sớm bị loại ngay vòng bảng, ông Tunku Ismail Idris đăng thông điệp trên tài khoản cá nhân mạng xã hội X tuyên bố: "Chúng tôi đã xác định được 6-7 cầu thủ ngoại chất lượng, sẵn sàng bổ sung cho đội tuyển Malaysia thi đấu ngay tháng 3 tới đây tại vòng loại Asian Cup 2027. Hy vọng rằng chính phủ Malaysia có thể hỗ trợ trong quá trình nhập tịch cho số cầu thủ này. Đội tuyển Malaysia phải bắt đầu chiến dịch vòng loại với các kết quả tích cực".FAM và đội tuyển Malaysia hiện cũng có một loạt động thái mới để nâng cấp hiệu suất quản lý và thi đấu. Cụ thể, FAM bổ nhiệm một nhân vật mới từ Canada, ông Rob Friend, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý bóng đá làm Tổng giám đốc điều hành đội tuyển. Đội tuyển Malaysia hiện cũng có HLV mới là ông Peter Cklamovski từ Úc, làm việc cùng Giám đốc kỹ thuật Scott O'Donnell, đồng hương với nhà cầm quân này.Trong khi đó, sau thông điệp của ông Tunku Ismail Idris, giới chức bóng đá Malaysia đang nghiêng về khả năng ủng hộ đội tuyển nước này cần bổ sung gấp các cầu thủ ngoại nhập tịch để nâng cao khả năng thi đấu và giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027. Do việc đào tạo cầu thủ trẻ đến nay được xem là thất bại, vì có rất ít cầu thủ được bổ sung lên đội tuyển đạt chất lượng như mong muốn."Việc nhập tịch cầu thủ sẽ không xung đột với lợi ích đào tạo cầu thủ trẻ của bóng đá Malaysia. Đào tạo cầu thủ trẻ là trách nhiệm của các CLB, không phải của FAM. Những gì FAM và MFL (Malaysia Super League) cần làm để bóng đá trẻ Malaysia phát triển hơn, đó là tạo ra các giải đấu cạnh tranh. Các CLB cần có nền tảng phù hợp để đào tạo cầu thủ trẻ. Việc chúng ta chưa làm được, chỉ nên tự trách mình, không thể đổ hết lỗi cho FAM", ông Tunku Ismail Idris nhấn mạnh khi trả lời một người dùng mạng xã hội X cho rằng, FAM đã chi hàng triệu USD đào tạo cầu thủ trẻ nhưng thất bại.Trả lời phỏng vấn trên tờ New Straits Times ngày 12.1, cầu thủ Safawi Rasid của đội tuyển Malaysia, đang khoác áo đội Terengganu FC, cho biết: "Nếu đội tuyển tiếp tục bổ sung thêm cầu thủ ngoại nhập tịch hoặc cầu thủ có gốc gác, hoàn toàn không gây xung đột. Tôi tin, các cầu thủ trẻ và trong nước, sẽ xem đây là sự cạnh tranh lành mạnh. Bạn bắt buộc phải luôn tiến bộ, chứng minh mọi khả năng của mình. HLV mới là người quyết định sẽ chọn ai vào đội tuyển".Sự kiện đội tuyển Malaysia quay lại chiến lược nhập tịch cầu thủ ngoại là vì thành tích quá yếu kém tại AFF Cup 2024 vừa qua. Trước đó, chiến lược này bị chỉ trích dữ dội khi "Những chú hổ Mã Lai" dù giành quyền dự Asian Cup 2023 nhưng sớm bị loại ở vòng bảng.Tại vòng loại Asian Cup 2027, đội tuyển Malaysia nằm cùng bảng F với đội tuyển Việt Nam, còn có 2 đội Nepal và Lào. Chỉ có đội đầu bảng mới giành vé vào vòng chung kết. Do đó, bảng này đội Malaysia gần như sẽ quyết đấu với đội Việt Nam, do đội Nepal và Lào được xem rất yếu khó lòng cạnh tranh. Nếu kịp nhập tịch các cầu thủ ngoại, trong đó có một số cầu thủ thi đấu lâu năm cho CLB Johor Darul Ta'zim do ông Tunku Ismail Idris làm chủ, chắc chắn đội tuyển Malaysia sẽ rất khác trong tháng 3 tới đây khi vòng loại khởi tranh.
T.Ư Đoàn trao tặng hơn 2 tỉ đồng giúp người dân vùng hạn mặn Bến Tre
Sáng 14.1, hậu vệ Hồ Tấn Tài phẫu thuật chấn thương dây chằng đầu gối phải tại bệnh viện Vạn Hạnh (TP.HCM). Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ và thành công tốt đẹp, được thực hiện bởi ê-kíp nhiều kinh nghiệm như bác sĩ Phạm Quốc Hùng, PGS. TS Lê Đức Lánh. Trong đó, bác sĩ Phạm Quốc Hùng là người có kinh nghiệm, từng phẫu thuật cho nhiều tuyển thủ Việt Nam như Đỗ Hùng Dũng hay Châu Đoàn Phát, Nguyễn Minh Trí (đội tuyển futsal Việt Nam). Bác sĩ Phạm Quốc Hùng chia sẻ với Báo Thanh Niên: “Dây chằng của Tài bị đứt hoàn toàn, rách sụn chêm ngoài. Rất may phần góc sau ngoài của cậu ấy không bị ảnh hưởng gì. Đó là phần xử lý phức tạp nhất, dễ khiến các cầu thủ bị lỏng gối, bị đau. Sụn chêm trong cũng như các bộ phận khác vẫn ổn. Một điều nữa là cơ địa của Tài cũng khỏe nên sẽ hồi phục nhanh. Tôi nghĩ khoảng 6 tháng thì Tài có thể tập lại với bóng, 9 tháng có thể trở lại sân cỏ thi đấu”. Sau phẫu thuật, Tấn Tài sẽ ở lại bệnh viện để theo dõi 4 ngày. Sau đó, anh sẽ đến tập luyện hồi phục tại Trung tâm Phục hồi Chấn thương RTD Rehab của bác sĩ đội tuyển Việt Nam Trần Huy Thọ.